Việt Nam là một trong những nước có mức độ đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật. Rùa là một trong những thành phần của hệ sinh thái, ngoài ý nghĩa khoa học, rùa còn mang ý nghĩa tâm linh, văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới. Ở nước ta chưa có bất cứ một tài liệu, công trình nghiên cứu về cứu hộ, nuôi nhốt, gây nuôi sinh sản và thả về môi trường tự nhiên để đánh giá khả năng tồn tại, thích nghi của chúng với mục đích góp phần bảo tồn các loại rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, VQG Cúc Phương tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học – sinh thái và kỹ thuật nhân giống Rùa sa nhân(Cuora mouhotii Gray, 1962), Rùa núi vàng (Indotestudo elongata Blyth,1853) góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Cúc Phương”.
Chủ nhiệm đề tài:
Kỹ sư. Hoàng Văn Thái
Thạc sỹ. Bùi Đăng Phong
Đề tài được thực hiện bởi:
Thạc sỹ. Lê Trọng Đạt
Kỹ sư. Nguyễn Quang Huy
Kỹ sư. Lương Văn Hào
Kỹ sư. Lương Khắc Hiến
Kết quả nghiên cứu
1. Đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học của Rùa sa nhân
Loài Rùa sa nhân có kích thước truing bình trong các loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam, có thể dễ dàng nhận dạng loài rùa này qua những đặc điểm sau:
Mai: có màu sắc thay đổi từ nấu sáng đến nâu đạ, có khi màu đen hoàn toàn. Trên lưng có 3 gờ nổi rõ, trong đó hai gờ đối xứng hai bên qua gờ sống lưng tạo thành 2 mặt phẳng nhô cao. Màu sắc mai trên hai mặt phẳng thường sáng hơn so với các vùng xung quanh. Gờ chính giữa chạy dọc sống lưng, hai gờ hai bên chạy từ tấm sườn thứ nhất đến tấm sườn thứ 4 của mai. Các tấm rìa phía cuối mai có dạng răng cưa, một số tấm phía trước có thể có răng cưa, vì vậy Rùa sa nhân còn có tên gọi là rùa mai răng cưa.
Yếm: có bản lề giúp cho rùa có thể khép một phần trên của yếm vào nhau phía mai, nhưng không khép kín hẳn như các loài rùa hộp khác. Những con đực yếm thường lõm ở phía dưới, con cái có yếm phẳng. yếm có màu vàng nhạt hoặc màu nâu, có viền đen xung quanh yếm.
Mắt: Rùa sa nhân có đặc điểm nổi bật là tròng mắt thường có màu đỏ, rất ít cá thể có mắt mau đen.
Đầu: khá to, có màu hơi vàng đến nâu đậm, một số cá thể khác đầu lại có màu xám đen, da ở đỉnh đầu cứng, có trường hợp tạo nếp giống hoa văn.
Chân: chân Rùa sa nhân khá dài giúp cơ thể được nâng cao khỏi mặt đất và di chuyển nhanh nhẹn. da chân có vảy, móng chan chắc và khỏe giúp chúng di chuyển tốt trong rừng núi và đào đất.
Đuôi: những con đực thường có đuôi dài và to hơn con cái. Một số trường hợpđuôi cá thể đực và cái không khác biệt nhiều nên khó phân biệt chúng.
Kích thước: qua cân đo trực tiếp trên 30 cá thể rùa, chiều dài mai trung bình của Rùa sa nhân trưởng thành từ 140 – 180 mm. trong đó các cá thể có kích thước 160 - 170 mm chiếm tần suất nhiều nhất. Kích thước dài nhất đạt được là 203 mm, trong khi kích thước nhỏ nhất với 109,2 mm. Sau khi đo đạc toàn bộ số rùa trưởng thành cho thấy các cá thể đực có mai dài hơn các cá thể cái và có sự tương phản giữa giới tính và chiều dài mai.
Trọng lượng: rùa trưởng thành có trọng lượng từ 400g – 800g. Trong đó số cá thể đạt 600g - 700g chiếm tần suất lớn nhất. Trọng lượng lớn nhất đạt được là 1261g
Rùa sa nhân khi trưởng thành không có sự biến đổi nhiều về trọng lượng, sự tăng giảm cân phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vào cuối mùa thu rùa đạt trọng lượng cơ thể cao nhất, sau đó chúng sẽ ít hoạt động dần đi cho đến mùa đông chúng nằm im trong hang, đống cỏ, lá ( ngủ đông) khi đó trọng lượng cơ thể chúng sẽ giảm xuống mức thấp nhất.
Trong quá trình cân, đo, quan sát trực tiếp cho kết quả là các cá thể rùa đực có kích thước lớn hơn và trọng lượng nặng hơn các cá thể cái. Con đực thường nặng hơn con cái trung bình từ 60 – 65g, kích thước mai thường dài hơn 8 – 9mm. Rõ ràng có một sự tương quan giữa kích thước, trọng lượng của cơ thể với giới tính của loài rùa này. Toàn bộ những cá thể có trọng lượng dưới 200g thì khó xác định được giới tính của chúng.
Kết quả nghiên cứu về hình thái của loài Rùa sa nhân cho thấy có sự tương quan giữa trọng lượng và kích thước cơ thể. Điều này hết sức có ý nghĩa, vì loài rùa này thường ủ bệnh rất lâu, đến khi có các biểu hiện ốm thì chúng sẽ chết rất nhanh sau đó. Vì thế khi cân trọng lượng rùa để kiểm tra sức khỏe kết hợp với kích cỡ mai để xác định khoảng trọng lượng phù hợp. Nếu cá thể nào đó có trọng lượng cơ thể nhẹ hơn mức bình thường thì cần phải chú ý hơn và áp dụng ngay các biện pháp chăm sóc, chữa trị ngay cho cá thể đó trước khi chúng phát bệnh.
2. Đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học của Rùa núi vàng
Rùa núi vàng là loài có kích thước trung bình so với các loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam. Chúng có những đặc điểm nổi bật sau:
Mai: gồ khá cao, có màu vàng nhạt, trên các tấm mai có nhiều chấm, vệt đen kích thước khác nhau. Tấm riềm trên đuôi trùm quá đuôi là đặc điểm dễ nhận biết của loài rùa này. Đặc biệt hơn là hai tấm rìa phía cuối của mai liền thành một tấm, đây là đặc điểm mà chỉ có ở loài rùa này. Chiều dài mai Rùa núi vàng có thể lên đến 30cm.
Đầu: khá to, có màu vàng và có các tấm vảy khả lớn.
Chân: có hình trụ khá chắc chắn, co nhiều vẩy lớn, móng to và không sắc nhọn thuận lợi cho việc di chuyển trên những đồi đất.
Yếm: có màu vàng nhạt và các vệt, chấm đen kích thước khác nhau. Các cá thể đực có yếm lõm ở giữa rất rõ ràng, trong khi những cá thể cái có mai phẳng. Đặc điểm này rất nổi bật ở loài rùa này, khi rùa non đạt đến khoảng 4 -5 tuổi đã bắt được xuất hiện đặc điểm này.
Đuôi: giống với đa số các loại rùa cạn khác trong họ rùa cạn ở loài này các cá thể đực thường có đuôi to và dài hơn các cá thể cái.
Giữa cá thể non và cá thể trưởng thành ở loài rùa này khác nhau chủ yếu là về kích thước chứ không có nhiều khác biệt về hình thái.
Kích thước: chiều dài trung bình từ 210 – 265 mm. kích thước cá thể nhỏ nhất là 190 mm, cá thể lớn nhất đạt 325 mm.
Chiều rộng trung bình của mai từ khoảng 112 – 258 mm, trong đó cá thể nhỏ nhất đạt 93 mm, cá thể rộng nhất đạt 143 mm.
Trọng lượng: trung bình từ 1,3 – 2,7 kg. Trong đó cá thể nhẹ nhất nặng 1,0kg, trong khi cá thể nặng nhất đạt 3,05kg.
Mô hình chuồng trại nuôi rùa trong nghiên cứu
Đối với Rùa sa nhân: đây là loài có khả năng leo trèo khá giỏi. Vì vậy, cần nuôi rùa trong các chuồng kín xay dựng bằng sắt có lưới B40 để tránh rùa trốn thoát ra ngoài. Trong chuồng nên xây dựng hệ thống suối nước nông, các núi đá nhỏ có các hang đá, hệ thống phun nước tạo độ ẩm nhân tạo và trồng nhiều cây để đảm bảo độ tán che trên 80%.
Đối với Rùa núi vàng: không nhất thiết phải xây chuồng kín vì chúng có khả năng trèo leo kém. Trong chuồng nên có các đồi đất nhân tạo và trồng các loại cây như chuối, ré, cỏ voi tuy nhiên mật độ ít hơn để bảo đảm độ tán che từ 50 đến 60%. Ngoài ra cần tạo ra các khu vực trống hoàn toàn, nơi có nhiều nắng để rùa có thể bò ra sưởi nắng được.
Về thức ăn: kết quả cho thấy hai loài rùa đều là những loài ăn tạp. tuy nhiên mỗi loài lại có một sở thích thức ăn khác nhau. Cụ thể như bảng sau:
STT | Danh mục thức ăn | Thứ ăn ưa thích |
Rùa núi vàng | Rùa sa nhân |
1 | Rau bắp cải | + |
|
2 | Rau muống | + | + |
3 | Cà chua | + | + |
4 | Khoai lang | + | + |
5 | Chuối | + | + |
6 | Dưa chuột |
| + |
7 | Mùng | + |
|
8 | Dau da xoan |
| + |
9 | Xoài |
| + |
10 | Dâu da đất |
| + |
11 | Củ cải | + |
|
12 | Cà rốt | + | + |
13 | Ráy | + |
|
14 | Đậu phụ |
|
|
15 | Mộc nhĩ |
| + |
16 | ốc núi |
| + |
17 | ốc sên |
| + |
18 | Giun đất | + | + |
Trong nuôi nhốt thức ăn được chế biế làm hai dạng chính đó là thức ăn tổng hợp và thức ăn rau củ, quả được cho ăn thành các chế độ khác nhau.
Thức ăn tổng hợp được chế biến bằng cách: rau, chuối, cà chua, khoai lang, đậu phụ được xay nhỏ và trộn đều, theo từng mùa cho ăn với chế độ khác nhau.
Thức ăn củ quả gồm: cà chua, chuối, khoai lang được thái và trộn vào nhau.
Về tập tính sinh sản, sinh trưởng phòng và điều trị bệnh ở hai loài rùa này mời các bạn theo dõi bài viết sau.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét