3 món ăn bài thuốc bổ dưỡng từ ba ba hầm thuốc bắc

22:33 |
Cách làm thịt như kinh nghiệm dân gian. Các món nấu như ba ba om chuối xanh, đậu phụ, bì lợn (hoặc thịt ba chỉ) hay ba ba chiên dầu hào đều có tác dụng thực phẩm chức năng.

Ba ba vị mặn tính hơi hàn đại bổ phế, thận, bổ thần kinh và tim mạch, bổ dưỡng cho người hư nhược lâu năm. Làm cho phế tạng tốt tươi, lui được các bệnh ho khan kéo dài, ho ra máu. Khỏi được chứng nóng trong gan ruột, nóng trong xương. Giúp cho thận thủy được đầy đặn, năm tạng tốt tươi, xương gân chắc chắn. Lại còn ích tinh, sinh tinh (nam), ít noãn (nữ) thuận cho sự thụ thai và sinh nở. Bổ thần kinh, dưỡng não, đầy tủy.
Ở đây xin nêu thêm mấy món ba ba hầm thuốc bắc.
Bài 1: Thịt ba ba 150- 200g (chặt 3x3 cm) bạch chỉ 6g, xuyên khung 6g, viền chí 1g, bạch thược 8g, bạch phục linh 8g, hầm nhừ.
Công dụng: kiêm thêm dưỡng nào bộ, ích tinh thần, chữa khỏi hẳn được bệnh đau đầu mãn tính, đau đầu mờ mắt, chỉ số IQ tăng.
Bài 2: Thịt ba ba như trên, đỗ trọng 12g, tục đoạn 10g, đương quy 8g, hoàng tinh đen 12g (chế) hầm kỹ.
Công dụng: tăng cường bổ thận, bổ huyết đỡ đau lưng, đỡ nhức mỏi, tê bì chân tay.
Bài 3: Thịt ba ba (như trên) thục địa 16g, nhục thung dung 10g, câu kỷ tử 8g, nhục quế 2g, phụ tử (chế) 2g, ninh nhừ ăn.
Công dụng: tăng công năng dưỡng cốt vinh cân, bổ thận âm dương song toàn, tăng sức khỏe tình dục cho nam, sức khỏe sinh sản cho nữ.
Liều TPCN: người lớn liều như đã nêu trên chia ăn 1-2 lần lúc không no không đói, liệu trình 3-4 ngày x 8-10 liệu trình/ năm.
Chú ý: người bị goute, người đang viêm khớp cấp, viêm phế quản cấp, rối loạn tiêu hóa…thì tránh dùng. Người dưới 40 tuổi không nên dùng bài 3./.

Lương Y Nguyễn Huy
Read more…

5 “sản vật tiến vua” nức tiếng ở Việt Nam

22:32 |
Cá anh vũ, sâm cầm, chim trĩ đỏ hay gà chín cựa, gà đông tảo… là những đặc sản được xem là món đồ tiến vua nức tiếng ở Việt Nam.

Cá anh vũ
Trong những đặc sản tiến vua, sang trọng bậc nhất, quý hiếm bậc nhất phải kể đến loài cá anh vũ. Loài cá thuộc họ cá chép là đặc sản của vùng ngã ba sông Việt Trì, Phú Thọ, nơi hội tụ của sông Lô, sông Thao, sông Đà.
Cá chỉ sống ở nơi nước xiết, nên thịt rất săn chắc lại có tính ôn, có thể chữa được nhiều bệnh. Vì sống ở vùng nước xiết, nên cá có cái miệng cực khoẻ để bám vào vách đá, hàng giờ cạo rêu đá ra ăn nên miệng bành ra như “mõm lợn”. Theo những ngư dân lão luyện vùng Đất Tổ, cái “mõm lợn” ấy chính là bộ phận ngon nhất, hao tổn nhiều tâm sức, tiền bạc của người đời nhất.
Sâm cầm
Sâm cầm là một loài chim cỡ trung bình, nặng 0,5-0,8 kg, thân bầu, to hơn con le le và nhỏ hơn con vịt trời. Đầu và cổ phủ lông đen, mắt đỏ. Mỏ nhọn màu vàng nhạt, mào là một cục thịt rộng màu trắng ngà, hơi nhô lên. Lông ở lưng và bụng màu xám, đuôi màu thẫm hơn. Đôi cánh ngắn phớt tím. Chân cao màu lục xám nhạt, có 4 ngón, 2 ngón giữa có 3 đốt, 2 ngón bên có 2 đốt; các ngón đều có màng mỏng khá.
Tương truyền loài chim có tên Sâm cầm bởi chim ăn nhiều sâm quý trên núi, vì đó thịt chim mềm, đỏ tươi, giàu đạm, được coi là vị thuốc đại bổ. Sâm cầm là “sản vật tiến vua” của vùng Hồ Tây từ năm Tự Đức thứ 17 đến năm Tự Đức 24. Do có sự tích và là sản vật quý dâng vua nên Sâm cầm bị săn bắt tràn lan.
Chim trĩ đỏ
Chim trĩ đỏ thuộc họ hàng của chim Công, chim Phượng, thuộc “dòng dõi quý tộc” có những đặc điểm ưu việt mà loài chim bình thường không sánh được nên trước kia được chọn là đồ tiến vua.
Thịt và trứng chim trĩ đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng như một vị thuốc quý, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp con người có tinh thần và thể lực sung mãn…
Hiện nay, chim Trĩ đỏ nằm trong sách đỏ Việt Nam đã được gây nuôi thành công tại nhiều trang trại ở Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Lai Châu.
Gà chín cựa
Loại gà chín cựa có cơ thể khá lớn, gà trưởng thành có thể nặng hơn 3 kg. Lông chúng khá dày và có đủ ngũ sắc. Đặc biệt chiếc mào tuy ngắn nhưng lại có hình như một chiếc vương miện đài các.
Gà trưởng thành có tới 9 cựa nằm sát nhau trổ từ xương cẳng chân. Đặc tính loại gà này là khá… hung hăng.
Gà chín cựa có thịt ngon, các thớ thịt săn chắc, da dày và giòn như gà chọi, thịt ngọt và thơm, bùi. Trước kia, gà chín cựa được nuôi để tiến vua.
Hiện nay, gà chín cựa trở thành sản phẩm hàng hóa cho thu nhập cao, có giá bán trên Thị trường khoảng 3 triệu đồng/con.
Được biết, giống gà quý này được nuôi ở nhiều nơi như Bắc Ninh, Phú Thọ…
Gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo là sản vật tiến vua đặc biệt quý hiếm, được dân làng Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) tuyển chọn, thuần dưỡng từ lâu đời.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở gà Đông Tảo là có đôi chân to khác thường. Vảy chân gà là vảy thịt, thay vì vảy sừng như các giống gà khác. Đây cũng là phần thịt ngon và quý nhất của gà Đông Tảo. Ngày nay, số lượng gà Đông Tảo thuần chủng còn lại rất ít.
Gà đông tảo lớn thường nặng từ 5-7 kg/con, đầu hình gộc tre, thân giống con cóc, cánh như hai con trai úp, đuôi như nơm úp cá, mào mâm xôi, da đỏ chót, cơ bắp cuồn cuộn, đặc biệt là có chân to sần sùi như chân voi.
Gà Đông Tảo càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.
HẢI ANH (T.H)
Read more…

Đặc sản biển giúp nam giới sung mãn

22:31 |
Không cần săn lùng các loại thuốc quý, thưởng thức những món ăn chế biến từ những hải sản dưới đây cũng góp phần giúp nam giới sung mãn.
Hàu
. Hàu là loại hải sản ưa thích nhưng lại đứng vị trí đầu trong top những món ăn mang lại nhiều rủi ro. Nguyên nhân bởi hàu chứa nhiều vi khuẩn norovirus nguy hiểm.

Bất chấp mối nguy viêm ruột, dạ dày, nhiều nam giới thích thú với món này bởi vị ngọt, giòn tươi tự nhiên. Đặc biệt, họ tin rằng thưởng thức hàu sống có thể mang lại tác dụng tăng cường sinh lực.
Tôm. Tôm có tác dụng tăng cường sức bền bỉ, khoái cảm bởi chúng chứa nhiều kẽm, khoáng chất giúp cơ thể sản sinh testosterone. Ngoài ra, tôm còn hấp dẫn bởi vị đậm đà, giòn thơm, ăn nhiều không lo ngấy.
Sò huyết. Sò huyết được mệnh danh là món ăn cường dương cực nhạy. Dù vậy, chế biến sò huyết bằng cách hấp hoặc nướng sơ là điều kiện tuyệt vời để các vi khuẩn gây viêm gan A, dịch tả, thương hàn tấn công người ăn. Chính vì vậy, nên chế biến sò chín kỹ trước khi thưởng thức để bảo vệ sức khỏe.
Cầu gai. Cầu gai còn được biết đến với tên gọi nhum hay nhím biển, được ví như là nhân sâm của đại dương vì những tác dụng của nó. Theo y học, cầu gai bổ sung canxi hữu ích cho cơ thể. Nó cũng mang lại tác dụng tráng dương, tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Cá ngựa. Có nhiều cách chế biến cá ngựa nhưng phổ biến hơn cả là dùng để ngâm rượu. Cá ngựa có vị ngọt, tính ấm đi vào kinh thận có công năng tráng dương hiệu quả. Đặc biệt, loại hải mã này không chỉ tốt cho nam giới mà còn khiến chị em trở nên “chủ động” hơn.

Tu hài. Sở hữu hình thù khá “nhạy cảm” song tu hài được thực khách đặc biệt yêu thích nhờ vị giòn giòn, dai dai kết hợp vị ngọt tự nhiên. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều người tin rằng loại đặc sản này có tác dụng cải thiện khả năng sinh lý cánh mày râu.
Bào ngư. Bào ngư là một trong những đặc sản của biển, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại tác dụng cường dương. Với nguyên liệu này, chị em có thể chế biến súp, hầm nấm đông cô, sốt dầu hào, nấu cháo… đều rất tốt.
Hải sâm. Hải sâm còn gọi là đỉa biển vì nó có hình dáng như con đỉa. Hải sâm được đánh giá ngang tầm với yến sào, bào ngư, vây cá… Thậm chí, nó còn được mệnh danh như một “biệt dược” phòng the với sức “công phá” hiệu quả.
Theo xaluan
Read more…

Ba ba giúp trị ung thư phổi

22:26 |
Y học cổ truyền đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm về việc dùng thịt ba ba để trị viêm phế quản mạn tính, ho, bị bệnh lý ở phổi... này.
Với quan điểm "dược thực đồng nguyên" và "chỉnh thể thi trị", y học cổ truyền đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm về việc dùng thịt ba ba để trị viêm phế quản mạn tính, ho, bị bệnh lý ở phổi... này.
Khi bị viêm phế quản mạn tính, ho, bị bệnh lý ở phổi... người ta thường chỉ chú ý tới việc dùng thuốc và tập luyện mà ít lưu tâm đến vấn đề ăn uống, đặc biệt là sử dụng các thực phẩm, món ăn có tác dụng phòng và chữa bệnh.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư, nhuyễn kiên và kháng ung thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều... làm thuốc chữa các chứng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, đái đường, viêm thận... và đặc biệt là các bệnh lý ở đường hô hấp, phổi...
Theo y học hiện đại, thịt ba ba có giá trị dinh dưỡng khá cao, trong mỗi 100g thịt ba ba có 80g nước, 16,5g protit, 1,0g lipit, 1,6g carbohydrate, 107mg Ca, 135g iốt, 1,4mg Fe, 0,62mg vitamin B1, 0,37mg vitamin B2, 3,7mg nicotinic axit, 13 đơn vị quốc tế vitamin A... Ngoài ra, còn có chứa các chất khác như keo động vật, keratin (chất sừng), vitamin D... Mai ba ba có chứa keratin, chất đạm, vitamin D và iốt.
Viêm phế quản mạn tính + lao phổi: Ba ba 1 con, tri mẫu 15g, bối mẫu 15g, ngân sài hồ 15g, hạnh nhân 15g. Ba ba làm sạch, chặt miếng, đem hầm nhừ vớí các vị thuốc, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng để chữa các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, lao xương khớp... thuộc thể Phế thận âm hư.
Ho mạn tính: Ba ba 1 con, hoài sơn 20g, long nhãn 20g, gia vị vừa đủ. Ba ba làm sạch, bỏ mật, lấy thịt thái miếng, cho vào bát cùng với long nhãn và hoài sơn rồi đem hấp cách thuỷ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Chữa ho mạn tính, bổ não và nâng cao năng lực tư duy.
Ung thư phổi: Ba ba 1 con, đông trùng hạ thảo 10g, đại táo 10 quả, hành, tỏi và gia vị vừa đủ. Ba ba bỏ đầu, chia thành 4 miếng cho vào nồi luộc sôi rồi vớt ra, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ ở chân, rửa sạch cho vào bát cùng với đông trùng hạ thảo, đại táo đã bỏ hột, gừng thái phiến, hành cắt đoạn, tỏi đập dập và gia vị vừa đủ rồi đem hấp cách thủy trong hai giờ, ăn nóng trong ngày. Công dụng: Bổ phế thuận, lưỡng huyết, dưỡng huyết, kháng ung... thích hợp cho người bị ung thư phổi có biểu hiện như người gày, tức ngực, ho khan hoặc ho có ít đờm nhưng đặc và khó khạc, trong đờm có những sợi máu tươi, có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô miệng khát, hay vã mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...
Lưu ý: Những người có thể chất hư hàn không nên ăn nhiều thịt ba ba, nếu dùng thì phải phối hợp với các gia vị có tính ấm nóng và có công dụng kích thích tiêu hoá. Phụ nữ có thai và những người tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, sắc mặt nhợt nhạt, dễ mệt mỏi, bụng đầy, chậm tiêu, miệng nhạt, chán ăn, tay chân lạnh và buồn mỏi, đại tiện lỏng nát hoặc sống phân, chất lưỡi nhợt và có vết hằn răng... thì không nên dùng ba ba. Theo kinh nghiệm dân gian, không nên ăn thịt ba ba với kinh giới vì sẽ sinh lở ngứa.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Read more…

Trứng cá tầm tiền tỷ: Giấc mộng bá chủ ‘vàng đen’

22:25 |
 Cá tầm là một đối tượng thủy sản có giá trị rất cao, nhất là trứng (caviar) rất được ưa chuộng, có giá đắt trên thị trường thế giới. Điều kỳ lạ là ở xứ nhiệt đới Việt Nam đang có những người ôm mộng bá chủ ngành ‘vàng đen’ này của thế giới.
Món ăn xa xỉ
Từ xa xưa, trứng cá tầm đã nằm trong top 10 món ăn xa xỉ nhất hành tinh. Trứng cá tầm, nổi tiếng là cá tầm Nga và có 3 loại, cá tầm trắng (beluga), cá tầm đen (osetra) và cá tầm sevruga. Hiện nay, một kg trứng cá tầm đen có giá bán dao động từ 1.500-6.000USD, còn với trứng cá tầm trắng (beluga) có giá lên tới 10.000USD.
Một trong những lý do làm cho trứng cá tầm trắng đắt là trung bình một con cá tầm trắng phải có trên 20 năm tuổi mới bắt đầu có trứng. Do đó, rất hiếm để thưởng thức được trứng cá tầm tươi. Các chuyên gia cho biết, trước đây số lượng cá tầm tự nhiên khá lớn nên việc khai thác còn dễ dàng và sản lượng trứng hàng năm có thể đạt tới 3.000 tấn, nhưng cá tầm tự nhiên ngày càng khan hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên việc khác thác ngày càng giảm, chỉ dựa chủ yếu vào sản lượng nuôi.
Tuy nhiên nuôi cá tầm lấy trứng thường mất nhiều thời gian sinh trưởng do nền nhiệt độ thấp. Cụ thể ở Pháp, Italia, Thụy Sỹ, Nga ... phải nuôi từ 12-15 năm cá mới đẻ trứng. Vì vậy, những nước có truyền thống về nuôi cá tầm kể trên lại không phải là nước cho sản lượng lớn.
cá-tầm, trứng, nuôi, sản-lượng, khách-hàng, DN, tiêu-thụ, đầu-tư, tiềm-năng, kinh-doanh, thủy-điện, nhiệt-độ, món-ăn.
Trứng cá tầm là một món ăn xa xỉ
Theo các số liệu thống kê thì sản lượng trứng cá tầm trên thế giới hiện đã giảm mạnh, chỉ đạt 100 tấn/năm, trong khi nhu cầu lên tới khoảng 3.000 tấn/năm, vì vậy luôn trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu.
Mới đây, cơ quan thủy sản liên bang Nga đã ban bố lệnh cấm đánh bắt cá tầm tại vùng biển Caspian, do việc đánh bắt quá mức đã dẫn đến cuộc tàn sát loài cá này. Biển Caspian là nơi cung cấp hơn 90% sản lượng đánh bắt cá tầm trên toàn thế giới. Lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, kéo dài trong vòng 5 năm. Với lệnh cấm đánh bắt cá tầm ở Caspian lại càng làm cho sản lượng trứng cá tầm sụt giảm và trở nên khan hiếm, đắt đỏ hơn, sẽ là cơ hội để các nước đã nuôi thành công cá tầm lấy trứng xuất khẩu thu ngoại tệ.
Đưa cá tầm về xứ nhiệt đới
Hiện nay, cá tầm đã được nhiều địa phương coi là một trong những đối tượng nuôi thủy sản chủ lực, góp phần vào khai thác tối đa nguồn lợi nước lạnh. Việc phát triển nuôi cá tầm trong những năm vừa qua tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đã góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 10 nước có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới.
cá-tầm, trứng, nuôi, sản-lượng, khách-hàng, DN, tiêu-thụ, đầu-tư, tiềm-năng, kinh-doanh, thủy-điện, nhiệt-độ, món-ăn.
Có những người Việt Nam đang  ôm mộng bá chủ ngành ‘vàng đen’
Ban đầu nuôi cá tầm ở Việt Nam không khả quan. Với suy nghĩ cho rằng cá tầm là loại sinh vật nước lạnh sẽ chết nếu nuôi ở nhiệt độ vượt quá 24 độ C nên phải tìm nơi có nước thật lạnh nuôi nên không phù hợp. Tuy nhiên sau phát hiện cá tầm cần môi trường nước có nhiệt độ ấm hơn để phát triển nhanh và sớm ra trứng sớm hơn, thì mọi chuyện đã thay đổi.
Từ đó, thay vì nuôi ở môi trường nước lạnh, tại Việt Nam phần lớn cá tầm được nuôi ở điều kiện nhiệt độ 16 – 28 độ C. Với dải nhiệt độ này cho thấy tốc độ sinh trưởng của cá nhanh hơn từ 1,5 – 2 lần so với cá nuôi tại các nước ôn đới và chỉ cần nuôi 4-6 năm, cá đã có trứng. Thời gian nuôi rút ngắn nên chi phí cho thức ăn, cho chăm nuôi... thấp hơn. Không những thế, năng suất nuôi cá tầm trong 5 năm trở lại đây được cải thiện một cách đáng kể, từ 7-10 kg/m3 trong những năm đầu tiên đã tăng lên tới trên 50 kg/m3 và có tỷ lệ sống đạt trên 90%.
Hiện hầu hết các hồ thủy điện tại miền Bắc, miền Trung, Tây nguyên đều có thể nuôi được cá tầm lấy trứng, bởi có dòng nước sạch, lưu lượng chảy và nhiệt độ thích hợp để cá sinh trưởng nhanh và cho ra trứng. Hơn nữa, nuôi cá tầm ở các hồ thủy điện vừa khai thác được mặt nước rộng lớn lại tạo được rất nhiều việc làm cho người dân địa phương còn khá nghèo.
Nếu tận dụng tốt thế mạnh mới, sẽ mở ra lĩnh vực kinh doanh có giá trị gia tăng rất cao. Theo tính toán, với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, có thể nuôi tới hàng triệu con cá tầm cho sản lượng trứng lên tới 40 tấn/năm chiếm khoảng 1 nửa sản lượng trứng toàn thế giới. Nếu lấy giá bán trung bình trứng cá tầm là 1.000 USD/kg thì doanh số thu về hàng năm không hề nhỏ.
Bà Irina Laskova một chuyên gia nuôi cá tầm (Nga) cho biết, sau một thời gian công tác ở Việt Nam thì tôi thực sự bất ngờ về tiềm năng phát triển nuôi cá tầm ở đây. Tôi biết, nhiều nước vốn có thế mạnh về nuôi cá tầm cũng thấy lo ngại trước tiềm năng xuất khẩu trứng của Việt Nam.
Hiện một số nhà đầu tư ở châu Âu, nơi tiêu thụ trứng cá tầm lớn nhất thế giới đã sang Việt Nam tìm hiểu với ý định hợp tác nuôi cá tầm và nhập khẩu trứng. Họ đã khảo sát rất kỹ và đánh giá cao chất lượng trứng cá tầm Việt Nam.
Tuy nhiên nuôi cá tầm lấy trứng không hề đơn giản, nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực lớn, dài hơi, cùng với việc am hiểu và chăm sóc cá theo quy trình nghiêm ngặt, đi cùng với đó là các công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến, xây dựng thương hiệu riêng tốn kém.
Nuôi cá tầm tại Việt Nam phần lớn vẫn là tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể về vùng nuôi, dịch vụ hậu cần, bảo quản, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Nếu phát triển tràn lan chạy theo số lượng và cạnh tranh không lành mạnh thì khó có thể trở thành cường quốc về trứng cá tầm hàng đầu thế giới. Khi đó, giấc mộng ‘vàng đen’ sẽ thành hiện thực...
Trần Thủy
Read more…

Rùa trung bộ,rùa câm,rùa đất lớn

21:50 |
Rùa Trung Bộ (tên khoa học là Mauremys annamensis) là loài rùa đặc hữu quý hiếm, hiện chỉ sống ở các vùng đất ướt như ao, hồ, các dòng suối tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Rùa Trung Bộ (tên khoa học là Mauremys annamensis) là loài rùa đặc hữu quý hiếm, hiện chỉ sống ở các vùng đất ướt như ao, hồ, các dòng suối tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Từ cuối những năm 1980, quần thể loài rùa Trung Bộ trong tự nhiên đã gần như biến mất bởi nạn săn bắt, buôn bán bất hợp pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam và Trung Quốc. Loài rùa Trung Bộ đang được cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt vì tính đặc hữu, có khu vực phân bố rất nhỏ hẹp và hạn chế. Hiện rất hiếm gặp cá thể loài này trong tự nhiên. Một điều rất đáng quan tâm là loài rùa Trung Bộ chỉ được tìm thấy ở vùng đất ngập nước ở miền Trung Việt Nam từ Đà Nẵng vào đến tỉnh Phú Yên.
 Theo các nhà khoa học, loài rùa Trung Bộ này đang trên bờ tuyệt chủng do bị mất nơi cư trú và kiếm ăn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là việc chuyển đổi nhanh chóng các vùng đất ngập nước nội địa trong tự nhiên thành đất nông nghiệp, hoặc ô nhiễm môi trường trong quá trình đô thị hóa.
 Công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp Hải Hà chúng tôi là đơn vị đi tiên phong trong công việc bảo tồn,sinh sản loài rùa quý hiểm này .Hiện nay công ty chúng tôi phối hợp với các trang trại ao nuôi trong cả nước để bảo tồn ,nhân giống rùa trung bộ,công việc này giúp chúng ta có thể giữ gìn được loài rùa quý này và cũng đem lại những lợi ích kinh tế rất lớn .
Sản phẩm rùa trung bộ của công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp Hải Hà có đầy đủ giấy chứng nhận nuôi trồng sinh trưởng do chi cục kiểm lâm cung cấp .Mọi khách hàng có thể yên tâm khi giao dịch với công ty chúng tôi .

 Để được tư vấn về giống,kĩ thuật nuôi ,sinh sản quý khách hàng có thể liên hệ theo sdt: 0944.988.988 hoặc tham khảo thêm ở website : http://nhacungcaphaiha.com/ Bà con mua giống của công ty được cam kết giá,bao tiêu sản phẩm .
Read more…

Tìm hiểu một số loài ba ba

03:18 |
1. Ba ba trơn: Có hai loại mai và thân màu nâu vàng và xám xanh mai, da trơn bóng có đốm chấm hoa




2. Ba ba gai: có mũi dài, mai có màu nâu đến xám với nhiều nốt sần không đều, yếm gần như trắng toàn bộ (có vài vết mờ hoặc lốm đốm), cá thể non có một viền trắng nhạt màu từ sau mắt đến đầu. Đặc điểm phân biệt rõ ràng với các loài ba ba khác là có các vết gấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần


Miền Bắc Việt Nam có ba ba gai Tây Bắc là: Phần trên mai có những chấm hoa, dưới bụng có màu tím vân. Phân bố chủ yếu ở vùng rừng Tây Bắc và vùng Sông Hồng. 




3. Ba ba lai gai: Một loại ba ba lai mai mềm có màu xám hồng, trắng


4. Cua đinh: Rất giống loại ba ba gai tây bắc nhưng cua đinh trưởng thành to hơn rất nhiều so với ba ba 






Read more…

Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh thái Rùa sa nhân và Rùa núi vàng

02:28 |
Việt Nam là một trong những nước có mức độ đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật. Rùa là một trong những thành phần của hệ sinh thái, ngoài ý nghĩa khoa học, rùa còn mang ý nghĩa tâm linh, văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới. Ở nước ta chưa có bất cứ một tài liệu, công trình nghiên cứu về cứu hộ, nuôi nhốt, gây nuôi sinh sản và thả về môi trường tự nhiên để đánh giá khả năng tồn tại, thích nghi của chúng với mục đích góp phần bảo tồn các loại rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, VQG Cúc Phương tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học – sinh thái và kỹ thuật nhân giống Rùa sa nhân(Cuora mouhotii Gray, 1962), Rùa núi vàng (Indotestudo elongata Blyth,1853) góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Cúc Phương”.

          
          Chủ nhiệm đề tài:
                      Kỹ sư. Hoàng Văn Thái
                      Thạc sỹ. Bùi Đăng Phong

          Đề tài được thực hiện bởi:

                     Thạc sỹ. Lê Trọng Đạt
                     Kỹ sư. Nguyễn Quang Huy
                     Kỹ sư. Lương Văn Hào
                     Kỹ sư. Lương Khắc Hiến 



Kết quả nghiên cứu 

1. Đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học của Rùa sa nhân

Loài Rùa sa nhân có kích thước truing bình trong các loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam, có thể dễ dàng nhận dạng loài rùa này qua những đặc điểm sau:
Mai: có màu sắc thay đổi từ nấu sáng đến nâu đạ, có khi màu đen hoàn toàn. Trên lưng có 3 gờ nổi rõ, trong đó hai gờ đối xứng hai bên qua gờ sống lưng tạo thành 2 mặt phẳng nhô cao. Màu sắc mai trên hai mặt phẳng thường sáng hơn so với các vùng xung quanh. Gờ chính giữa chạy dọc sống lưng, hai gờ hai bên chạy từ tấm sườn thứ nhất đến tấm sườn thứ 4 của mai. Các tấm rìa phía cuối mai có dạng răng cưa, một số tấm phía trước có thể có răng cưa, vì vậy Rùa sa nhân còn có tên gọi là rùa mai răng cưa.
Yếm: có bản lề giúp cho rùa có thể khép một phần trên của yếm vào nhau phía mai, nhưng không khép kín hẳn như các loài rùa hộp khác. Những con đực yếm thường lõm ở phía dưới, con cái có yếm phẳng. yếm có màu vàng nhạt hoặc màu nâu, có viền đen xung quanh yếm.
Mắt: Rùa sa nhân có đặc điểm nổi bật là tròng mắt thường có màu đỏ, rất ít cá thể có mắt mau đen.
Đầu: khá to, có màu hơi vàng đến nâu đậm, một số cá thể khác đầu lại có màu xám đen, da ở đỉnh đầu cứng, có trường hợp tạo nếp giống hoa văn.
Chân: chân Rùa sa nhân khá dài giúp cơ thể được nâng cao khỏi mặt đất và di chuyển nhanh nhẹn. da chân có vảy, móng chan chắc và khỏe giúp chúng di chuyển tốt trong rừng núi và đào đất.
Đuôi: những con đực thường có đuôi dài và to hơn con cái. Một số trường hợpđuôi cá thể đực và cái không khác biệt nhiều nên khó phân biệt chúng.
Kích thước: qua cân đo trực tiếp trên 30 cá thể rùa, chiều dài mai trung bình của Rùa sa nhân trưởng thành từ 140 – 180 mm. trong đó các cá thể có kích thước 160  - 170 mm chiếm tần suất nhiều nhất. Kích thước dài nhất đạt được là 203 mm, trong khi kích thước nhỏ nhất với 109,2 mm. Sau khi đo đạc toàn bộ số rùa trưởng thành cho thấy các cá thể đực có mai dài hơn các cá thể cái và có sự tương phản giữa giới tính và chiều dài mai.
Trọng lượng: rùa trưởng thành có trọng lượng từ 400g – 800g. Trong đó số cá thể đạt 600g  - 700g chiếm tần suất lớn nhất. Trọng lượng lớn nhất đạt được là 1261g

Rùa sa nhân khi trưởng thành không có sự biến đổi nhiều về trọng lượng, sự tăng giảm cân phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vào cuối mùa thu rùa đạt trọng lượng cơ thể cao nhất, sau đó chúng sẽ ít hoạt động dần đi cho đến mùa đông chúng nằm im trong hang, đống cỏ, lá ( ngủ đông) khi đó trọng lượng cơ thể chúng sẽ giảm xuống mức thấp nhất.

Trong quá trình cân, đo, quan sát trực tiếp cho kết quả là các cá thể rùa đực có kích thước lớn hơn và trọng lượng nặng hơn các cá thể cái. Con đực thường nặng hơn con cái trung bình từ 60 – 65g, kích thước mai thường dài hơn 8 – 9mm. Rõ ràng có một sự tương quan giữa kích thước, trọng lượng của cơ thể với giới tính của loài rùa này. Toàn bộ những cá thể có trọng lượng dưới 200g  thì khó xác định được giới tính của chúng.

Kết quả nghiên cứu về hình thái của loài Rùa sa nhân cho thấy có sự tương quan giữa trọng lượng và kích thước cơ thể. Điều này hết sức có ý nghĩa, vì loài rùa này thường ủ bệnh rất lâu, đến khi có các biểu hiện ốm thì chúng sẽ chết rất nhanh sau đó. Vì thế khi cân trọng lượng rùa để kiểm tra sức khỏe kết hợp với kích cỡ mai để xác định khoảng trọng lượng phù hợp. Nếu cá thể nào đó có trọng lượng cơ thể nhẹ hơn mức bình thường thì cần phải chú ý hơn và áp dụng ngay các biện pháp chăm sóc, chữa trị ngay cho cá thể đó trước khi chúng phát bệnh.

2. Đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học của Rùa núi vàng
Rùa núi vàng là loài có kích thước trung bình so với các loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam. Chúng có những đặc điểm nổi bật sau:
Mai: gồ khá cao, có màu vàng nhạt, trên các tấm mai có nhiều chấm, vệt đen kích thước khác nhau. Tấm riềm trên đuôi trùm quá đuôi là đặc điểm dễ nhận biết của loài rùa này. Đặc biệt hơn là hai tấm rìa phía cuối của mai liền thành một tấm, đây là đặc điểm mà chỉ có ở loài rùa này. Chiều dài mai Rùa núi vàng có thể lên đến 30cm.
Đầu: khá to, có màu vàng và có các tấm vảy khả lớn.
Chân: có hình trụ khá chắc chắn, co nhiều vẩy lớn, móng to và không sắc nhọn thuận lợi cho việc di chuyển trên những đồi đất.
Yếm: có màu vàng nhạt và các vệt, chấm đen kích thước khác nhau. Các cá thể đực có yếm lõm ở giữa rất rõ ràng, trong khi những cá thể cái có mai phẳng. Đặc điểm này rất nổi bật ở loài rùa này, khi rùa non đạt đến khoảng 4 -5 tuổi đã bắt được xuất hiện đặc điểm này.
Đuôi: giống với đa số các loại rùa cạn khác trong họ rùa cạn ở loài này các cá thể đực thường có đuôi to và dài hơn các cá thể cái.
Giữa cá thể non và cá thể trưởng thành ở loài rùa này khác nhau chủ yếu là về kích thước chứ không có nhiều khác biệt về hình thái.
Kích thước: chiều dài trung bình từ 210 – 265 mm. kích thước cá thể nhỏ nhất là 190 mm, cá thể lớn nhất đạt 325 mm.
Chiều rộng trung bình của mai từ khoảng 112 – 258 mm, trong đó cá thể nhỏ nhất đạt 93 mm, cá thể rộng nhất đạt 143 mm.
Trọng lượng: trung bình từ 1,3 – 2,7 kg. Trong đó cá thể nhẹ nhất nặng 1,0kg, trong khi cá thể nặng nhất đạt 3,05kg.

Mô hình chuồng trại nuôi rùa trong nghiên cứu
Đối với Rùa sa nhân: đây là loài có khả năng leo trèo khá giỏi. Vì vậy, cần nuôi rùa trong các chuồng kín xay dựng bằng sắt có lưới B40 để tránh rùa trốn thoát ra ngoài. Trong chuồng nên xây dựng hệ thống suối nước nông, các núi đá nhỏ có các hang đá, hệ thống phun nước tạo độ ẩm nhân tạo và trồng nhiều cây để đảm bảo độ tán che trên 80%.
Đối với Rùa núi vàng: không nhất thiết phải xây chuồng kín vì chúng có khả năng trèo leo kém. Trong chuồng nên có các đồi đất nhân tạo và trồng các loại cây như chuối, ré, cỏ voi tuy nhiên mật độ ít hơn để bảo đảm độ tán che từ 50 đến 60%.  Ngoài ra cần tạo ra các khu vực trống hoàn toàn, nơi có nhiều nắng để rùa  có thể bò ra sưởi nắng được.

Về thức ăn: kết quả cho thấy hai loài rùa đều là những loài ăn tạp. tuy nhiên mỗi loài lại có một sở thích thức ăn khác nhau. Cụ thể như bảng sau:

STT
Danh mục thức ăn
Thứ ăn ưa thích
Rùa núi vàng
Rùa sa nhân
1
Rau bắp cải
+

2
Rau muống
+
+
3
Cà chua
+
+
4
Khoai lang
+
+
5
Chuối
+
+
6
Dưa chuột

+
7
Mùng
+

8
Dau da xoan

+
9
Xoài

+
10
Dâu da đất

+
11
Củ cải
+

12
Cà rốt
+
+
13
Ráy
+

14
Đậu phụ


15
Mộc nhĩ

+
16
ốc núi

+
17
ốc sên

+
18
Giun đất
+
+


Trong nuôi nhốt thức ăn được chế biế làm hai dạng chính đó là thức ăn tổng hợp và thức ăn rau củ, quả được cho ăn thành các chế độ khác nhau.
Thức ăn tổng hợp được chế biến bằng cách: rau, chuối, cà chua, khoai lang, đậu phụ được xay nhỏ và trộn đều, theo từng mùa cho ăn với chế độ khác nhau.
Thức ăn củ quả gồm: cà chua, chuối, khoai lang được thái và trộn vào nhau.
Về tập tính sinh sản, sinh trưởng phòng và điều trị bệnh ở hai loài rùa này mời các bạn theo dõi bài viết sau.
Read more…